CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO

Tôn trọng và bảo vệ sự thật

HIẾN PHÁP BỎ DÂN ĐI THEO CƯƠNG LĨNH ĐẢNG

Phạm Trần, VRNs (06.12.2013) – Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) được Quốc hội khoá 13 thông qua tại Kỳ họp 6 ngày 28.11.2013 với tỷ số loan báo 97,59%, nhưng Hiến pháp mới làm ra cho ai và vì ai mà phải dính chặt với Cương lĩnh đảng?

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khoe: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) lần này đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân; khẳng định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng ta, đồng thời thể hiện niềm tin, ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân với Đảng”. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, Pháp Lý-Công Lý, ,

CÚ ĐÁNH LỪA KHÔNG HOÀN HẢO

Vietnam National Assembly vote on Constitution passage 2Blog Bùi TínBản Hiến pháp 2013 đã được thông qua, với tuyệt đại đa số phiếu có mặt 486/488 = 97% phiếu bầu.

Lãnh đạo đảng và Quốc hội kiên định đi theo ý của mình, bất chấp lời yêu cầu hoãn bỏ phiếu để lấy thêm ý kiến của công dân, thảo luận thêm cho kỹ vì khá đông trí thức trong nước cho rằng bản dự thảo còn nhiều điều cũ kỹ, giáo điều, có một số điểm còn lùi lại so với Hiến pháp 1992, chưa đạt mức đổi mới cần thiết. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, Pháp Lý-Công Lý, ,

QUỐC HỘI ĐÃ TỰ KẾT TỘI TRƯỚC DÂN TỘC

Vương Trí Dũng, BVNNgày 28-11-2013 với 486/488 phiếu thuận, 2/488 phiếu trắng, Quốc hội khóa XIII đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi 2013. Ông Chủ tịch Quốc hội gọi đó là “Thời khắc lịch sử”. Ông Phó chủ tịch Quốc hội tán dương là “Ý đảng lòng dân”. Trên thực tế, đó là cú đánh thập tử nhất sinh lên vận mệnh dân tộc, mang lại những tổn thất nặng nề cho các thế hệ con cháu. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, ,

‘Ý ĐẢNG LÒNG DÂN’ THỜI HIỆN TẠI

Đức Thành, BVN – Sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua hiến pháp với tỷ lệ tán thành cao ngất ngưởng, vị đứng đầu đảng và Quốc hội thỏa mãn ra mặt, mặc dù trước đó vẫn còn thừa nhận “còn những ý kiến khác nhau” trong quốc hội.

Điều này chứng tỏ hoặc là có chỉ thị ngầm nào đó chỉ thị cho các đảng viên là đại biểu Quốc hội, hoặc là có sự o ép nào đó, hoặc cũng rất có thể tỷ lệ ấn nút tán thành bị chỉnh sửa… Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, , ,

TUYÊN BỐ VỀ HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI

BasamQuốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân. Quốc hội khóa XIII đã thông qua một bản hiến pháp thể chế hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), coi thường nguyện vọng của đông đảo nhân dân muốn xây dựng một hiến pháp làm nền tảng cho một chế độ dân chủ với nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân.  Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, Pháp Lý-Công Lý,

ĐỘC TÀI VÀ SỞ THÍCH ‘ĐỒNG THUẬN CAO’

Blog Đoan TrangMột trong các biểu hiện bên ngoài giúp ta dễ nhận ra chế độ độc tài, đó là: Trong một chính thể độc tài, tỷ lệ người đi bầu và tỷ lệ bỏ phiếu ủng hộ (lãnh đạo hoặc chủ trương, chính sách của lãnh đạo) bao giờ cũng cao ngất.

Độc tài đúng là rất thích các con số, thích lượng hóa, kiểu như “ba xây, bốn chống”, “ba phe, bốn mâu thuẫn”, “ba dòng thác cách mạng”, “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang”, v.v. Độc tài cũng thích những con số thống kê có lợi cho họ, tức là phải rất cao, ít nhất là trên 90%, còn thì càng gần sát mức tuyệt đối càng tốt. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, ,

BỊT MIỆNG ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI RỒI KHOE ĐANG ‘HẾT MÌNH’

NVÔng Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội CSVN vừa tuyên bố, các đại biểu Quốc hội đang “làm việc hết mình” để thông qua dự thảo hiến pháp mới vào ngày 28 tháng 11-2013 tới đây.

Ông Hùng nói thêm rằng, chắc chắn dự thảo hiến pháp sẽ được Quốc hội chuận thuận cho dù trong xã hội còn có ý kiến phản đối. Chỉ trích giới lãnh đạo Đảng CSVN “bịt miệng Đại biểu Quốc hội Việt Nam” bùng lên sau khi Văn phòng Quốc hội Việt Nam loan báo, thay vì cùng thảo luận về dự thảo hiến pháp trong tuần này, đại biểu Quốc hội Việt Nam chỉ có thể “góp ý trực tiếp” qua “phiếu góp ý”. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, Pháp Lý-Công Lý,

ĐẢNG CÓ BỊT MIỆNG QUỐC HỘI?

Nguyễn Quang A, DĐXHDSThời báo Kinh tế Sài Gòn đưa tin “bỏ phiên thảo luận ở hội trường” ngày mai 18-11-2013 về dự thảo hiến pháp.

Đầu phiên họp Quốc hội đã thông qua chương trình nghị sự, theo đó 18-11 sẽ là phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo hiến pháp. Chắc hẳn đó đã là một nghị quyết. Không rõ Quốc hội đã có nghị quyết khác thay đổi chương trình nghị sự hay chưa? Nếu chưa, thì có ai đó đã lạm quyền khi quyết định bỏ và sự thay đổi phiên thảo luận ở hội trường liệu có hợp pháp? Chỉ có các đại biểu quốc hội mới biết kỹ và có thể trả lời những câu hỏi này. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, ,

NGHĨ VỀ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP

Cua Đồng’s BlogTrước tiên cần phải nói rõ ngay rằng điều 4 HP được đề cập ở đây không phải là điều 4 trong bản Hiến pháp đầu tiên của quê ta, được ban hành năm 1946, trong đó ghi rằng:

” Mỗi công dân Việt Nam phải :

– Bảo vệ tổ quốc.

– Tôn trọng Hiến pháp.

– Tuân theo pháp luật”.

Và cũng không phải là điều 4 của HP ban hành năm 1960, trong đó ghi: Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, Pháp Lý-Công Lý,

DÂN CHỦ HÌNH THỨC, NGỤY DÂN CHỦ, DÂN CHỦ CÔN ĐỒ

Vương Trí Dũng, BVNTôi không phải là người nghiên cứu, nên không dám mạn bàn về “dân chủ”. Nhưng hôm 5-11 xem truyền hình nghe thấy vị đại biểu quốc hội kiến giải “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, và vị trong quân phục nhà binh nói rằng “Quân đội trung thành với đảng” là đương nhiên, rồi kết luận rằng đa số ý kiến đồng ý ghi vào Hiến pháp hai điều vừa nêu, làm tôi sợ toát mồ hôi mà phải thốt ra mấy lời nhận xét dưới đây. Vốn không phải là người nghiên cứu lý luận nên tôi chỉ đưa ra những nhận xét ngắn gọn và nhường sự kiến giải cũng như phán xét cho các bạn đọc. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, Pháp Lý-Công Lý, ,

TRANH LUẬN VỀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI

Blog Bùi TínTheo thông báo của Văn phòng Quốc hội, kỳ họp lần thứ 6 của Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào Thứ Hai, 21 tháng 10, và bế mạc vào Thứ Ba, 26 tháng 11.

Không kể vài buổi nghỉ cuối tuần, sẽ có 30 ngày làm việc. Phần xây dựng pháp luật chiếm nhiều thời gian nhất, 19 ngày rưỡi. Sau đó là xem xét kết quả thực hiện kế họach phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách năm 2013, xem xét kế hoạch năm 2014, nghe tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri…
Read the rest of this entry »

Filed under: Pháp Lý-Công Lý, , ,

KHÔNG TRUNG THỰC TRONG ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP

Phạm Đình Trọng, Basam – LỜI THƯA. Khi bắt đầu viết, bài này có tựa Đảng Cộng Sản Việt Nam Với Lợi Ích Dân Tộc Việt Nam. Mới gõ phím được hơn trang, người viết được đọc bài Uẩn Khúc Trong Điều 4 Hiến Pháp, thấy giáo sư Hoàng Xuân Phú đã soi rọi rất tinh tế, chính xác xảo thuật ngôn từ mà những người soạn thảo HP (Hiến pháp) đã sử dụng giúp ĐCSVN (đảng Cộng sản Việt Nam) không bị ràng buộc vào bất kì điều nào của HP để ĐCSVN điềm nhiên đứng ngoài và đứng trên HP.

Bài viết của tôi, tập trung chỉ ra điều 4 HP ghi: ĐCSVN .  .  . đại biểu trung thành lợi ích của cả dân tộc Việt Nam là hoàn toàn không đúng sự thật. Trong lịch sử hoạt động, ĐCSVN luôn luôn thí bỏ lợi ích dân tộc thiết thực để theo đuổi lợi ích giai cấp hư vô của đảng. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, ,

DỰ THẢO HIẾN PHÁP: SỰ GIAN LẬN CÓ HỆ THỐNG?

kyten305.jpgMặc Lâm, RFA – Bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp được Ủy Ban soạn thảo trình lên Quốc hội đang tiếp tục bị dư luận chống đối, nhất là những nhóm trí thức cũng như đại diện tôn giáo từng góp ý của họ trong đợt sửa đổi hiến pháp lần này nhưng không được Ủy Ban để mắt tới dù chỉ một điều khoản mà họ bỏ tâm huyết ra để soạn thảo và góp ý. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, Pháp Lý-Công Lý,

LÀM CHỦ CÁI MIỆNG

Lê Thanh Phong, Quê  choa – Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại nghị trường hôm 3.6, cụm từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là “nhân dân và quyền làm chủ của nhân dân”. Tại sao cụm từ này được các đại biểu Quốc hội chú trọng thảo luận như vậy? Đơn giản một điều, cái quyền làm chủ đó chưa được thực thi trọn vẹn, mặc dù nó đã được hiến định: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Chưa nói gì đến các quyền to tát, đại biểu Quốc hội Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) nêu những khó khăn của người dân trong các việc khám chữa bệnh, học hành, giải quyết các thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng thời hạn. Với những việc bình thường này, rất nhiều trường hợp người dân phải như đi xin, đi nhờ, thậm chí phải phong bì mới được giải quyết. Read the rest of this entry »

Filed under: Kinh Tế-Đời Sống, ,

CÓ ĐÔI ĐIỀU TIẾN BỘ TRONG KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP CỦA CHÍNH QUYỀN?

Nguyễn Trung Chính, BVN

Cái cày vẫn trước con trâu

Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (bản đầu tiên) chứa đựng tất cả những gì phải có của tư duy giáo điều, khép kín với tất cả những gì là tiến bộ của thế kỷ 21. Không hiểu đầu óc giới lãnh đạo quyền thế nghĩ gì khi áp đặt điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam vào Hiến pháp, buộc Quân đội phải trung thành với Đảng trước Tổ quốc, đồng thời buộc toàn xã hội phải cúi đầu chấp nhận sự lãnh đạo của một đảng đang trên đà thoái hóa. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, Pháp Lý-Công Lý, ,

TỪ MỘT GÓC NHÌN KHÁC

Blog Nguyễn Vạn Phú Vì sao không thể viết “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam”?

Ý nghĩa của việc thay đổi từ “theo quy định của pháp luật” thành “theo quy định của luật” là gì?

1. Một trong những góp ý của Chính phủ với bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp là bỏ một từ “pháp” trong cụm từ “theo quy định của pháp luật”. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp khi đề cập đến các quyền cơ bản quan trọng của công dân như tự do đi lại, cư trú, tự do ngôn luận, tự do báo chí, lập hội, biểu tình đều có ghi thêm câu “theo quy định của pháp luật”. Nay Chính phủ đề nghị chỉ ghi “theo quy định của luật”. Ủy ban sửa đổi Hiến pháp cũng đang tập hợp ý kiến góp ý của người dân vào bản dự thảo mới, trong đó với những quyền cụ thể, cũng thay đuôi “theo quy định của pháp luật” thành “theo luật định”. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, ,

QUAN TRỌNG NHẤT LÀ MỤC TIÊU

Blog Bút Long – Việc Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa thêm phương án đổi Quốc hiệu sang Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, giống như thời cụ Hồ giành chính quyền 1945, đã chứng tỏ một Thái độ dân chủ thực sự.

 Dân chủ vì đây là một trong những vấn đề được đong góp ý kiến rất nhiều, từ các cuộc nhậu trà dư tửu hậu đến các cuộc họp ngay ngắn có nhiều thành phần tham gia. Thế nhưng một số ý kiến vẫn bảo lưu cho rằng việc đổi quốc hiệu có thể gây tốn kém (do phải chuyển đổi nhiều loại giấy tờ) và nhất là có thể khiến kẻ xấu lợi dụng, khiến đồng chí, đồng bào có thể hiểu sai lệch về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, ,

NÔNG DÂN GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP: XIN ĐƯỢC BẦU TRỰC TIẾP THỦ TƯỚNG

Hoàng Kim, BVN – Nghe các báo đưa tin: Bà Yingluck Shinawatra, ứng cử viên tranh cử chức Thủ tướng Thái Lan của đảng Pheu Thai, đã lấy lòng nông dân Thái Lan để được nông dân Thái Lan bầu làm Thủ tướng, bằng cách hứa tăng giá mua lúa cho nông dân Thái Lan nếu đắc cử Thủ tướng. 

Nghe các báo đưa tin: Bà Yingluck Shinawatra sau khi đắc cử Thủ tướng Thái Lan, đã giữ lời hứa nâng cao giá mua lúa cho nông dân Thái Lan từ 10.000Bathlên 15.000Bath(tương đương 496 đô la Mỹ/ tấn).  Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội,

MÙA HÈ NÓNG BỎNG!

Blog Bùi TínHội nghị Trung ương lần thứ 5 -Khóa 11 năm 2012 – của Đảng Cộng sản Việt Nam đã báo động về sự thoái hóa của đảng về mặt đạo đức và khả năng lãnh đạo, về sự sa sút chất lượng đảng viên dẫn đến tình trạng «nhạt đảng», đặc biệt là sự sa sút niềm tin của nhân dân đối với đảng.

Tháng 5 tới dự kiến sẽ có cuộc họp lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa 11 nhằm kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 nói trên, tổng kết việc tự phê bình và phê bình trong toàn đảng, chấn chỉnh sự lãnh đạo, có thể bổ sung 1 hay 2 ủy viên vào Bộ Chính trị, thúc đẩy đà chấn chỉnh đảng. Tháng 5 cũng có cuộc họp Quốc hội thường lệ, nổi lên là việc bàn tiếp về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, về cải cách cơ cấu kinh tế – tài chính, về biện pháp khẩn cấp giải quyết «núi nợ» của nhà nước và của các ngân hàng quốc doanh, nay đã tương đương với 24 tỷ đôla.
Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, ,

TÔI GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

Đỗ Như Ly, BVNSau khi  đọc bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Quốc hội công bố và nghe những lời ngọt ngào của Ông Phan Trung Lý kêu gọi mọi người dân tích cực đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo, bản thân tôi rạo rực ý này ý nọ, nhưng thấy mình ít chữ nên cũng không viết gì, tuy trong lòng bao bức xúc. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, Pháp Lý-Công Lý, ,

ĐẢNG CỘNG SẢN CÓ DÁM GIỮ “ĐIỀU 4” NẾU…

Đức Thành, BVNKhi con người, hay một tập hợp người (một tổ chức – kể cả tổ chức đảng) không còn tính khiêm tốn thì đồng nghĩa với tính tự cao tự đại, vỗ ngực ra vẻ ta đây càng tăng. Đi cùng với nó là hàm lượng trí tuệ trong đầu họ cũng giảm (vì bị tính kiêu căng che lấp). Tính kiêu căng còn được bôi trơn bởi sự độc quyền về quyền lực và sự tham lam, bòn rút của cải của người khác do quyền lực tạo ra tham nhũng nên biểu hiện cao hơn của sự kiêu căng là độc đoán, độc quyền. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, ,

ĐIỂM NÚT

Blog Lê Anh HùngTrong lĩnh vực sân khấu, một vở diễn hấp dẫn thường chứa đựng nhiều kịch tính mà điểm cao trào là khi diễn biến của câu chuyện đưa các nhân vật vào những tình thế mà ở đó họ tự bộc lộ bản chất của mình, điều ít ai ngờ tới hoặc trái ngược với hình ảnh mà họ vẫn (cố) thể hiện trước đó. Điểm cao trào ấy thường được gọi là “điểm nút”.

Được ví như một loại hình sân khấu đặc biệt, các “diễn viên” trên sân khấu chính trị cũng thường đem lại cho khán giả nhiều bất ngờ, dù chẳng mấy khi thú vị, khi những diễn biến nhiều kịch tính trên chính trường đẩy các nhân vật của nó đến những “điểm nút” mà qua đó người ta mới thấy được con người thật của họ. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, ,

CHỦ NHÂN THẬT SỰ CỦA ĐẤT ĐAI VIỆT NAM LÀ AI?

Đoàn Vương Thanh, Quê choaTrong dịp “được” tham gia ý kiến đóng góp vào Hiến pháp sửa đổi nói chung và Luật đất đai nói riêng, nhiều người dân đã lên tiếng. Lần này, dân lên tiếng góp ý vào Hiến pháp cũng như Luật đất đai sửa đổi thể hiện giác ngộ chính trị của dân ta khá cao, đồng thời cũng nói lên Hiến pháp và Luật của nước ta còn nhiều bất cập. Đã phát động người dân góp ý, nói như ông Phan Trung Lý là “không có vùng cấm”. Nếu có cấm kỵ thì, trước hết, người góp ý không biết rõ “vùng nào là vùng cấm” lỡ sa chân vào vùng cấm có làm sao không, hai là góp ý mà còn đặt ra vùng cấm thì còn kêu gọi góp ý làm gì. Góp ý dù có rộng rãi đến đâu, có “trái chiều” “nghịch nhĩ” đến đâu thì làm người “cầm cân nảy mực” vẫn phải hết sức bình tĩnh, lắng nghe, và nhất là biết phân biệt phải trái, phân biệt cái đã lạc hậu, cái phù hợp với tiến triển của thời đại, mà tiếp thu những “tinh hoa”, sáng kiến, do tâm huyết góp ý mang lại. Read the rest of this entry »

Filed under: Kinh Tế-Đời Sống, Pháp Lý-Công Lý, , ,

MỘT BI KỊCH HAY, KẺ PHẢN TRẮC ?

Nguyễn Huy Canh, blog Huỳnh Ngọc Chênh Trước thực trạng bên trong đảng có nhiều biến đổi và suy thoái nghiêm trọng ;và trong bối cảnh đất nước, thế giới hiện đang có nhiều biến đổi sâu sắc: quyền lực chính trị của mỗi một quốc gia ngày càng có xu hướng “nhân dân hóa”, tôi cho rằng việc giữ nguyên vẹn điều 4HP là biểu hiện của một nhãn quan chính trị bảo thủ. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, ,

CÃI NHAU MÀ LÀM GÌ?

Nguyễn Văn Thạnh, blog Huỳnh Ngọc Chênh

1. Sự kiện và truyền thông:

Câu chuyện thầy bói xem voi cho ta một chiêm nghiệm thú vị về lĩnh vực sự kiện và truyền thông. Mỗi thầy bói đã truyền thông cho mọi người biết con voi nó thế nào? Thầy thì cho rằng con voi như cái quạt nan, thầy cho như cái cột đình, thầy cho như cái chổi xuề,….và tất nhiên các thầy đều nói thật. Hoàn toàn các thầy không có động cơ gian dối chi phối. Vậy tại sao một con voi mà có nhiều hình dạng vậy? Bỡi vì mỗi thầy có một cách “nhìn” và cảm nhận khác nhau. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, Pháp Lý-Công Lý, ,

NÊN GỌI LÀ “KIẾN NGHỊ 71” TỪ ĐÂY?

Các Nhân sỹ trí thức tham gia kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013Nguyễn Huy Canh, Quê choaTrước thực trạng bên trong đảng có nhiều biến đổi và suy thoái nghiêm trọng ;và trong bối cảnh đất nước, thế giới hiện đang có nhiều biến đổi sâu sắc: quyền lực chính trị của mỗi một quốc gia ngày càng có xu hướng “nhân dân hóa”, tôi cho rằng việc giữ nguyên vẹn điều 4HP là biểu hiện của một nhãn quan chính trị bảo thủ. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, Pháp Lý-Công Lý, , ,

HIẾN PHÁP 92 NAY THAY ĐỔI CHO AI?

(Kính gửi chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng)

Ông chủ tịch ơi, Hiến Pháp 92 nay sửa đổi cho ai?

Cho toàn thể nhân dân cùng non sông yêu dấu?

Hay chỉ sửa để phục vụ cho các nhà lãnh đạo?

Ông phải nói rõ ràng thì góp ý mới khỏi sai!

  Read the rest of this entry »

Filed under: Văn Thơ-Nghệ Thuật, ,

NGUYỄN ĐÌNH LỘC – “CẬU HỌC TRÒ U80”

Blog BasamTôi cũng không muốn đi sâu mổ xẻ trò gian trá, bẩn thỉu quá lộ của thứ truyền thông có “định hướng” thời nay, đánh lừa được không ít người nhẹ dạ, đã từng được thực hiện không biết bao nhiêu lần. Rõ nhất là vụ cắt xén lời phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt mấy năm trước. Gần đây là trò lắp ghép hình ảnh với lời lẽ thóa mạ những trí thức danh tiếng tham gia biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo. Và tối qua là màn “phỏng vấn” ông Nguyễn Đình Lộc. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, , ,

KHÔNG THỂ BIỆN MINH

Blog Đoan TrangTôi đã từng nghĩ, trong mọi cuộc đấu tranh đều có sự “phân công lao động”: Có người thì luôn ở tuyến đầu, trực diện chiến đấu, thậm chí giáp lá cà với đối phương; có người luôn ở vị trí nhân viên tình báo, âm thầm và lặng lẽ đưa thông tin của đối phương về cho quân mình. Vai trò của nhân viên tình báo vô cùng quan trọng, nhất là khi thông tin trở thành thứ vũ khí lợi hại nhất. Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, , ,

TOÀN DÂN XÂY DỰNG HIẾN PHÁP: HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Nguyễn Thanh Hà, blog Quê choaTám mươi ba năm có Đảng, 68 năm có nước, 38 năm thống nhất non sông, nhân dân ta đã trải qua nhiều cuộc vận động chính trị rộng lớn, nhưng chưa có cuộc vận động nào vừa rộng vừa sâu, vừa có nhiều ý kiến “trái chiều” nhau như cuộc vận động “Toàn dân góp ý vào Hiến pháp năm 1992 sửa đổi” để xây dựng Hiến pháp mới. Trước hết, đây có thể là một dấu ấn trong nhận thức về “độc lập tự chủ”, ý thức xây dựng luật pháp của nhân dân ta. Thứ hai, trình độ dân trí của các tầng lớp nhân dân đã được nâng cao. Thứ ba, nhân dân bước đầu nhận ra Hiến pháp và các Bộ luật khác có liên quan đến đời sống từng người, chứ không phải luật của các nhà làm luật. Thứ tư, đây cũng là trách nhiệm cao cả của các nhà làm luật ở nước ta. Riêng cá nhân tôi, một cựu phóng viên TTXVN, năm nay đã 79 tuổi, trí óc còn khá minh mẫn, hằng ngày vẫn truy cập In-tơ-nét và theo dõi các báo chí, nắm bắt mọi diễn biến thời sự trong nước và thế giới. Để làm gì ? Để vui tuổi già và để duy trì cái “bệnh nghề nghiệp” đã làm báo hơn 40 năm ! Read the rest of this entry »

Filed under: Chính Trị-Xã Hội, Pháp Lý-Công Lý, ,

Join 715 other subscribers

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát

[a film by André Menras Hồ Cương Quyết] Đây là một phim tài liệu về cuộc đời hàng ngày của anh chị em ngư dân miền Trung (Bình Châu và Lý Sơn).