CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO

Tôn trọng và bảo vệ sự thật

HẠT TIÊU TUY BÉ MÀ CAY

ảnh HVUHuỳnh Văn Úc, blog Nguyễn Tường ThụyNăm 2012 Campuchia là nước chủ tịch luân phiên của ASEAN. Đầu tháng 7/2012 Diễn đàn an ninh khu vực gọi tắt là ARF họp tại Phnom Penh. Diễn đàn mang khẩu hiệu ‘One Comunity, One Destinity – Một cộng đồng, một số phận’. Sau năm ngày hội họp căng thẳng, ngày cuối cùng của Diễn đàn 13/7/2012 mười ngoại trưởng ASEAN và tám ngoại trưởng các nước khác trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Úc đã tốn nhiều lời để tranh cãi nhưng cuối cùng không thể ra được Tuyên bố chung của Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 45 gọi tắt là AMM. Đó là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử 45 năm tồn tại của ASEAN. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore K. Shanmugam tuyên bố kết quả của hội nghị đã làm sứt mẻ nghiêm trọng uy tín của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN ông Surin Pitsuwan thuyết phục Campuchia đưa vấn đề tranh chấp Bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc vào Tuyên bố chung nhưng ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong cắt ngang phát biểu của ông và khăng khăng phản đối yêu cầu của Philippines.

Brunei là nước Chủ tịch ASEAN năm 2013. Là một nước đất không rộng (diện tích 5,765 km2), người không đông (dân số 374.000 người) nằm trên đảo Borneo, ngoài đường bờ biển ở Biển Đông nước này hoàn toàn bị phần phía đông của Malaysia bao bọc. Những vấn đề nổi cộm của Biển Đông bị Campuchia nhấn chìm trong năm 2012 sẽ nổi lên trở lại trong năm 2013 cùng với việc Brunei lên nắm quyền Chủ tịch ASEAN. Tờ nhật báo The Brunei Times ngày 3/1/2013 đưa tin trong cuộc họp báo tại thủ đô Bandar Seri Begawan các quan chức Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei khi nêu bật các ưu tiên chính trị và an ninh của vương quốc này trong tư cách là chủ tịch đương nhiệm ASEAN, đã nói rõ thêm là Brunei rất thiết tha với việc tìm ra một bộ quy tắc ứng xử giữa các bên tranh chấp tại Biển Đông. Bộ quy tắc này, mà việc đàm phán đã bị trì hoãn vào năm 2012 ở Campuchia, được xem như là một phương cách tốt để giảm thiểu nguy cơ xung đột vũ trang liên quan đến việc thăm dò và khai thác dầu khí, đánh cá và vận chuyển hàng hải trong khu vực tranh chấp.

Đường lưỡi bò của Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ vùng biển được cho là có trữ lượng dầu khí dồi dào, đồng thời là nơi có những tuyến hàng hải quan trọng của Biển Đông. Yêu sách của Trung Quốc đi ngược lại các đòi hỏi của các láng giềng – trong đó có 4 nước Đông Nam Á là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam – cũng tuyên bố chủ quyền trên một phần Biển Đông. Vì vậy Brunei tuyên bố thiết tha với việc tìm ra một bộ quy tắc ứng xử giữa các bên tranh chấp tại Biển Đông là lẽ đương nhiên. Brunei là một nước nhỏ. Nhưng thiên hạ nên nhớ rằng: “Hạt tiêu tuy bé mà cay”.

Filed under: Chủ Đề Nóng: HS-TS, ,

Leave a comment

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát

[a film by André Menras Hồ Cương Quyết] Đây là một phim tài liệu về cuộc đời hàng ngày của anh chị em ngư dân miền Trung (Bình Châu và Lý Sơn).